Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

GIỚI THIỆU

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ

Tập thể khoa kiểm soát nhiểm khuẩn - bệnh viện đại học Nam Cần Thơ
Tập thể khoa kiểm soát nhiểm khuẩn – bệnh viện đại học Nam Cần Thơ
CNĐD. Nguyễn Thị Lợt; Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Nguyễn Thị Lợt; Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tổng quan:

        Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập theo Quyết định số: 274/ QĐ- CTBVĐHNCT,  ngày 27 tháng 12 năm 2021. Khoa gồm 02 bộ phận:

  1. Bộ phận Khử khuẩn- Tiệt khuẩn: địa điểm tại tầng 03 tiếp giáp liên hoàn khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức. Đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế 01 chiều đảm bảo về hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
  2. Bộ phận Nhà giặt: Đươc bố trí khu riêng biệt tại tầng 10, Khoa có khoảng sân trống và nhiều cửa sổ đảm bảo thông gió tự nhiên, khô thoáng, sạch sẽ. Có thang máy dành riêng cho việc vận chuyển đồ vải, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người bệnh và nhân viên y tế.

Cơ cấu tổ chức- Nhân sự:

  • Nhân sự tổng số: 04 nhân viên

Trong đó:

– Cữ nhân điều dưỡng: 01;                                          Trưởng khoa;

– Kỹ sư môi trường: 01                                                  Nhân viên;

– Điều dưỡng: 01                                                          Nhân viên;

– Lao động phổ thông: 01                                            Nhân viên;

Cơ cấu tổ chức: Chia làm 03 tổ

  • Tổ Kiểm tra- Giám sát;
  • Tổ Dụng cụ;
  • Tổ đồ vải

Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đảm bảo cung ứng dụng cụ và đồ vải toàn bệnh viện, các trang thiết bị gồm có:

  • Máy rửa dụng cụ;
  • Máy rửa dụng cụ bằng sóng siêu âm;
  • Tủ sấy dụng cụ y tế;
  • Máy hấp nhiệt độ cao;
  • Máy hấp nhiệt độ thấp;
  • Máy ép đóng gói dụng cụ;
  • Máy giặt công nghiệp;
  • Máy giặt đồ vải dành riêng cho nhân viên y tế;
  • Máy sấy đồ vải công nghiệp.
  • Máy phun khử khuẩn bề mặt môi trường.
  1. Chức năng nhiệm vụ của khoa;
  • Xây dựng kế hoạch KSNK định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng KSNK trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  • Làm đầu mối xây dựng các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc phê duyệt, tổ chức thực hiện.
  • Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
  • Giám sát các vụ dịch, xử trí các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Cung cấp toàn bộ đồ vải, dụng cụ y tế đã được tiệt khuẩn cho hoạt động chuyên môn.
  • Giám sát phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế.
  • Phối hợp Ban quản trị tòa nhà, khoa Xét nghiệm và các khoa, phòng trong bệnh viện kiểm tra và xử lý nước trong bệnh viện.
  • Phối hợp khoa Xét nghiệm lên kế hoạch và tiến hành cấy khuẩn các vị trí quan trọng tại các đơn vị đột xuất và định kỳ. Đảm bảo môi trường an toàn, đạt tiêu chuẩn về chất lượng về KSNK.

– Đào tạo, nâng cao kiến thức về Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y tế.

  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Hoạt động quản lý chất thải y tế:

Công tác quản lý bàn giao chất chất thải y tế.
Công tác quản lý bàn giao chất chất thải y tế.

Tổ kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, cân rác thải lây nhiễm hàng ngày, lưu trữ hồ sơ và chứng từ đầy đủ.

Cập nhật và thay thế các bảng phân loại rác theo thông tư 20/2021/TT-BYT về quản lý chất thải y tế.

2. Hoạt động xử lý đồ vải:

Bàn gấp đồ vải sau khi sấy khô
Bàn gấp đồ vải sau khi sấy khô
Kệ phân đồ vải theo khoa
Kệ phân đồ vải theo khoa

– Tổ chức nhận và xử lý đồ vải theo quy định của Bộ y tế.

– Thực hiện xử lý và cấp phát đồ vải theo đúng quy trình cho các đơn vị. Bổ sung cơ số đồ cho khoa PT- GMHS phục vụ kịp thời cho công tác phẫu thuật.

– Giám sát việc sử dụng đồ vải các khoa, điều tiết và đề nghị bổ sung tránh trường hợp thiếu đồ vải sử dụng cho người bệnh.

  1. Hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ:
Tổ dụng cụ bàn giao dụng cụ tiệt khuẩn cho các khoa.
Tổ dụng cụ bàn giao dụng cụ tiệt khuẩn cho các khoa.

– Nhận dụng cụ các khoa xử lý khử khuẩn, rửa sạch, sấy khô, đóng gói, Tiệt khuẩn.

– Thực hiện tốt việc lưu lại phiếu kết quả của các lượt hấp tiệt khuẩn, test thử.

  1. Hoạt động xử lý môi trường:

– Thực hiện phun khử khuẩn các bệnh phòng

  1. Hoạt động khác

  Tham gia các buổi Hội nghị, hội thảo do bệnh viện tổ chức

  1. Hoạt động khoa học công nghệ, quan hệ quốc tế: Không
  2. Đào tạo, huấn luyện:
Tập huấn Thông tư 20/2021/TT- BYT, quy định về quản lý chất thải y tế.
Tập huấn Thông tư 20/2021/TT- BYT, quy định về quản lý chất thải y tế.
Tập huấn Quy trình rửa tay thường quy
Tập huấn Quy trình rửa tay thường quy

Khoa đã tổ chức các lớp tập huấn :

– Tập huấn Quản lý chất thải y tế theo thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ y tế về Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Tập huấn Qui trình KSNK cho các Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trong bệnh viện.

– Phối hợp phòng Điều dưỡng để hướng dẫn các qui trình về KSNK đã được ban hành tại bệnh viện như:  QT vệ sinh tay, phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên NB đặt catheter lòng mạch, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu trên NB đặt thông tiểu bàng quang, QT xử lý dụng cụ….. các buổi tập huấn đều có lưu biên bản.

– Nhân viên khoa đã tham gia các lớp tập huấn về quy tắc ứng xử (Phòng TCHC), hướng dẫn thông tư số 31/2021/TT-BYT về hoạt động điều dưỡng bệnh viện (Phòng Điều dưỡng), tập huấn phần mềm MISA (phòng TCKT).

     Đinh hướng hoạt động trong thời gian tới công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn:

– Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn

– Triển khai kiểm tra, giám sát hoạt động Kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Kiện toàn lại hệ thống Hội đồng KSNK và mạng lưới KSNK đúng thành phần qui định theo Thông Tư 16/2018/BYT.

Trên đây, là giới thiệu hoạt động của khoa Kiểm soát nhiễm

Trân trọng!

Một số hình ảnh trang thiết bị tại khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

907.365.115
Đặt lịch khám
zalo