CÓ THỂ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ VÌ MẮC BỆNH TƯỞNG CHỪNG VÔ HẠI

(BVĐHNCT) – Các bác sĩ đưa ra chỉ định cắt amidan trong các trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, amidan quá phát gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ hoặc u amidan.

Viêm amidan là một dạng bệnh thường gặp trong cộng đồng nếu không điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển trở thành amidan mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cụm từ “Một người lính canh gác và bảo vệ ban đầu của đường hô hấp” chính là amidan. Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau cuống họng, vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và quan trọng nhất của cơ quan này là ngăn chặn lại sự tấn công của các vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể.

Zalo
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản trước khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan (Ảnh DNC Studio)

Quá trình viêm amidan sau một quãng thời gian dài dẫn đến viêm amidan mạn tính, dấu hiệu để nhận biết mắc viêm amidan mạn là bệnh nhân có biểu hiện đau họng, nuốt vướng, có hoặc không kèm theo sốt, tái đi tái lại nhiều lần. Khi thăm khám thì ghi nhận bề mặt amidan có hốc mủ, quá phát hoặc sùi loét nghi u. Đặc biệt, viêm amidan xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em.

Zalo
ThS. BS. Thái Thị Thuỳ Dung tiến hành phẫu thuật cắt amidan (Ảnh DNC Studio)

Vừa qua, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã điều trị viêm amidanmạnquá phát cho nữ bệnh nhân Huỳnh Thị H. (52 tuổi). Bệnh nhân đến nhập viện khi có biểu hiện đau họng và nuốt vướng, đặc biệt là bệnh tái phát từ 5 đến 7 lần trong năm. Điều này khiến cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều trở ngại, nên bệnh nhân quyết định đến điều trị tại Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ.

Zalo
BS. Trần Thanh Trọng luôn túc trực theo dõi sức khoẻ bệnh nhân trong lúc phẫu thuật (Ảnh DNC Studio)

Qua quá trình thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân H được chẩn đoán mắc amidanmạn quá phát hốc mủ, với amidan phải quá phát hơn amidan trái. Bệnh nhân được tiến hành điều trị phẫu trị. Ca phẫu thuật được thực hiện với ThS. BS. Thái Thị Thuỳ Dung cùng ekip phẫu thuật của Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ.

Để tránh mắc viêm amidan, người dân nên thường xuyên vệ sinh mũi, họng, miệng thường xuyên; Hạn chế uống nước lạnh, nước đá hoặc kem; khi mắc các bệnh về đường hô hấp cần phải điều trị dứt điểm chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Nếuchúng ta có những biệu hiện amidan nêu trên nên đến khám tai mũi họng ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

907.365.115
Đặt lịch khám
zalo