(BVĐHNCT) – Khi gãy xương, tại ổ gãy, nếu quá thời gian liền xương bình thường mà xương vẫn không có dấu hiệu liền xương được gọi là chậm liền xương (CLX).
Một ổ gãy xương được điều trị tốt và liền xương sau một khoảng thời gian nhất định sẽ liền lại với tổ chức calci xương. Theo quy ước quốc tế thì thời gian liền xương đối với từng loại xương là khác nhau, 6 tháng là thời gian liền lại với các xương lớn, 3 tháng là thời gian liền lại với các xương nhỏ.
Quá trình liền xương là một quá trình phức tạp với thời gian dài
Tuy nhiên tại các vị trí gãy xương, xương chậm liền hơn so với thời gian quy ước quốc tế gọi là chậm liền xương (CLX). Còn nếu quá hai lần thời gian liền xương mà xương vẫn không liền được gọi là khớp giả (KG). Chậm liền xương và khớp giả có thể do các nguyễn nhân tại chỗ hoặc toàn thân gây ra. Hai tác nhân có thể tác động riêng lẻ hoặc phối hợp nhau.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Đinh Văn T (sinh năm 1987) bị gãy hở hai xương ở cẳng chân. Trước đó 4 tháng bệnh nhân bị tai nạn giao thông, lặp tức nhập viện và điều trị tại 1 cơ sở điều trị khác, và tình trạng gãy hỡ đã được cắt lọc, xử lý kỳ đầu nhưng vẫn chưa liền xương. Sau đó, bệnh nhân T chuyển đến nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ với chẩn đoán chậm liền xương.
Ekip thực hiện phẫu thuật (Ảnh DNC Studio)
Bệnh nhân Đinh Văn T cho biết “Tôi đã điều trị và thăm khám tại nhiều cơ sở khác nhau, tuy nhiên các bệnh viện đều không đủ trang thiết bị để thực hiện. Ngay khi nghe thông tin Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ có trang thiết bị hiện đại, tôi quyết định chọn bệnh viện là nơi điều trị cho bản thân”.
Anh Đinh Văn T chia sẻ về quá trình điều trị bệnh (Ảnh DNC Studio)
Sau thời gian điều trị, hiện tại bệnh nhân đã xuất viện, sức khoẻ ổn định như trước, không còn cảm giác đau và khó chịu. Bệnh nhân rất hài lòng với chất lượng dịch vụ tại bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ giỏi, điều dưỡng viên thân thiện chính là điểm đáng khen của Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ.
Hình ảnh X-quang chân bệnh nhân Đinh Văn T trước và sau khi kết hợp xương (Ảnh DNC Studio)
Quá trình liền xương là một quá trình phức tạp của cơ thể, liên quan tới nhiều yếu tố tác động. Việc hiểu biết thấu đáo về quá trình liền xương và liền mảnh ghép là vô cùng quan trọng trong thực hành lâm sàng giúp người bác sĩ điều trị có những điều chỉnh phù hợp để đem lại kết quả liền xương tối ưu cho bệnh nhân.
Kết quả sau khi thực hiện kết hợp xương của bệnh nhân Đinh Văn T
Khi gãy xương người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là calci giúp xương mau liền. Đồng thời theo dõi sát các biến chứng nguy nhiểm như nhiễm trùng, gãy nẹp hoặc bung nẹp.
Lê Sang