Việt Nam mỗi năm có 200.000 Người tử vong do bệnh Tim mạch. Làm sao để giảm con số này xuống ?

Bệnh Tim Mạch là nguyên nhân Hàng đầu gây tử vong trên Thế Giới. Theo Tổ chức y tế Thế Giới, Hàng năm có 17,9 triệu người chết do bệnh tim mạch, chiếm 31% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ( Nghĩa là cứ 3 người lớn tử vong thì có 1 người tử vong do nguyên nhân tim mạch).

Trong nhóm bệnh tim mạch, tử vong do bệnh động mạch vành đứng hàng đầu. Trên thế giới hàng năm có hơn 8 triệu bệnh nhân tử vong do bệnh động mạch vành (Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim).

Ở Việt Nam hàng năm cũng có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch.

Làm sao để người dân giảm tần suất mắc bệnh tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong là vấn đề lớn của xã hội, mà trong đó vai trò của BS tim mạch và truyền thông rất quan trọng, làm sao truyền tải thông điệp đến người dân phòng tránh bệnh. Để giảm tần suất mắc bệnh mạch vành thì phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim).

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

– Nhóm nguy cơ gây bệnh tim mạch không thay đổi được:

+ Tuổi

+ Giới tính và tình trạng mãn kinh

+ Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm

. Nam < 55 tuổi

. Nữ < 65 tuổi

+ Chủng tộc: nhóm gốc Nam Á cao hơn 50% nhóm người da trắng. Người da đen bệnh động mạch vành thấp hơn.

– Nhóm nguy cơ gây bệnh tim mạch thay đổi được:

+ Căng thẳng tâm lý: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

+ Hút thuốc lá: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 50%, và tăng tỷ lệ tử vong lên 60% (đặc biệt tăng tỷ lệ tử vong lên 85% ở người nghiện thuốc lá). Ngoài ra, Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc do người khác hút) làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 25%.

+ Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) ³ 25 kg/m2, gia tăng 25-49% Bệnh động mạch vành. Béo phì trung tâm là tình trạng thừa mở bụng (> 90 cm ở nam và > 80 cm ở nữ).

+ Lối sống ít vận động: Những người vận động thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn. Tập thể dục đi bộ thường xuyên ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Mỗi lần ít nhất 30 phút, (khoảng 10.000 bước mỗi ngày).

+ Rượu, bia: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nên hạn chế tối đa:

. Nam: < 708 ml bia (5%) /ngày. (1 lon bia có 330 ml).

< 300 ml rượu vang (12%)/ngày

< 90 ml rượu mạnh (40%)/ngày

. Nữ: < 354 ml bia (5%)/ngày

< 159 ml rượu vang (12%)/ngày

< 45 ml rượu mạnh (40%)/ngày

+ Tăng huyết áp: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Tăng huyết áp khi HA >140/90 mmHg. (Tốt nhất nên giữ HA < 130/80 mmHg)

+ Rối loạn lipid máu: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

+ Đái tháo đường: là yếu tố nguy cơ tim mạch chính gây bệnh động mạch vành.

+ Tình trạng viêm: Thường xét nghiệm CRP để đánh giá

. CRP < 1 mg/L: nguy cơ tim mạch thấp

. CRP 1-3 mg/L: Nguy cơ tim mạch trung bình

. CRP > 3 mg/L: Nguy cơ tim mạch cao

Như vậy: Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, có lối sống ít căng thẳng, đi bộ tập thể dục, kiểm soát cân nặng tránh béo phì, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mở, giảm ăn mặn, kiểm soát mở máu, kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết là đã kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim).

Còn đối với bệnh nhân đã bị thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim rồi, thì càng nên thực hiện tốt các phương pháp trên (đặc biệt là không hút thuốc lá, không uống rượu bia chứ không phải giảm), và thêm các phương pháp chống thiếu máu cơ tim (bao gồm thuốc và can thiệp). Đồng thời điều trị tốt các bệnh lý kèm theo để tránh thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển thành Nhồi máu cơ tim.

timmach 2

907.365.115
Đặt lịch khám
zalo