Dùng glucosamin với niềm tin là thuốc “bổ khớp” cũng giống như ăn yến sào với niềm tin là thực phẩm “đại bổ, chữa được bách bệnh”.
- Glucosamin là gì?
Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp.
Glucosamin được bán trên thị trường chủ yếu là glucosamine được chiết xuất từ chitin (trong vỏ của cua, sò và tôm) hoặc hiếm hơn là lên men các loại ngũ cốc.
- Các dạng bán trên thị trường
Có 4 loại chủ yếu của glucosamin:
- glucosamine sulfate,
- glucosamine chondroitin,
- glucosamine hydrochloride
- N-acetylglucosamine
Sản phẩm rất đa dạng phong phú với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo công ty và nước sản xuất. Tất cả đều bán mà không cần kê toa.
- Tác dụng phụ và tương tác thuốc
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Glucosamine có thể thấy như:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Buồn ngủ
- Nhức đầu
- Ợ nóng;
- Buồn nôn
- Đau dạ dày
- Gây dị ứng do làm từ hải sản
Tương tác thuốc: làm tăng INR nếu bệnh nhân có dùng thuốc chống đông warfarin, ảnh hưởng đến tác dụng hóa trị của thuốc chống ung thư.
- Glucosamin có hiệu quả “bổ khớp” không?
- Ở Hoa Kỳ, glucosamin không được FDA công nhận là dược phẩm để sử dụng cho con người. (1)
- Glucosamin thường dùng chung với chondroitin không có bằng chứng rõ ràng trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp (2), (3)
- Trong thử nghiệm có đối chứng, glucosamin không cho thấy hiệu quả hơn so với nhóm giả dược trong việc giảm đau do viêm khớp hay cứng khớp.(4), (5)
- Glucosamin không cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm tổn thương khớp sau chấn thương (6)
- Kết luận:
Mặc dù về mặt lý thuyết, glucosamin là thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp nhưng việc sử dụng bằng việc uống nó mỗi ngày có thực sự mang lại hiệu quả hay có tác dụng phụ nào khác với cơ thể con người hay không lại là chuyện khác.
Một số nghiên cứu được công bố về lợi ích của nó hay những lời quảng cáo trên thị trường hiện nay không đủ sức thuyết phục về mặt khoa học.
Điều quan trọng là glucosamin hiện tại không được FDA chấp thuận nghĩa là bán không kê toa. Người sử dụng tự chịu trách nhiệm với việc sử dụng sản phẩm của mình.
-
https://wayback.archive-it.org/7993/20171115122116/
https:/www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling
/LabelingNutrition/ucm073400.htm -
American Academy of Orthopaedic Surgeons (February 2013), “Five Things Physicians and Patients Should Question”, Choosing Wisely: an initiative of the ABIM Foundation, American Academy of Orthopaedic Surgeons, retrieved 19 May 2013
-
“Glucosamine sulfate”. MedlinePlus, US National Library of Medicine. 17 June 2019. Retrieved 14 September 2019.
-
Towheed, T. E.; Maxwell, L; Anastassiades, T. P.; Shea, B; Houpt, J; Robinson, V; Hochberg, M. C.; Wells, G (2005). “Glucosamine for osteoarthritis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (2): CD002946.
-
Hespel, P; Maughan, R. J.; Greenhaff, P. L. (2006). “Dietary supplements for football”. Journal of Sports Sciences. 24 (7): 749–61
Nguồn: ThS.BS. Nguyễn Thành Công (Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp và Tạo hình thẩm mỹ, Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình)