Tìm hiểu mối quan hệ giữa ruột và tim với PGS. BS. Phillip Tran

Đặc biệt là một số nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ vi sinh vật thường trú tại ruột, hoặc tập hợp các vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, có ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, bao gồm chuyển hóa cholesterol, viêm, huyết áp, và nhiều hơn thế nữa.

Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng sự mất cân bằng về số lượng và sự đa dạng hệ vi khuẩn đường ruột có thể góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch (BLTM), một nhóm các bệnh lý bao gồm xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ. Khi chúng ta càng hiểu rõ về vai trò quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột trong việc bảo vệ giữ gìn sức khỏe cũng như gây ra bệnh tật, một nhóm các công cụ mới trong việc điều trị và dự phòng BLTM có thể được phát triển.

Hệ vi sinh vật đường ruột

Có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trên và trong cơ thể chúng ta, với nồng độ tập trung cao nhất của vi khuẩn được tìm thấy tại đường tiêu hóa dưới. Các vi sinh vật bé nhỏ này gìn giữ sức khỏe của bề mặt ruột, sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng, điều hòa hệ miễn dịch, và kích hoạt hoặc giảm thiểu hiện tượng viêm của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng số lượng, sự đa dạng, và cân bằng của các gia đình/họ vi khuẩn khác nhau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch.

PGS. BS. Phillip Trần tại Dignity Health, Yavapai Regional Medical Group, tỏ ra rất thích thú với các phát hiện này. “Chúng tôi biết rằng có rất nhiều các yếu tố nguy cơ phổ biến cho BLTM như hút thuốc lá, béo phì, bệnh đái tháo đường, và tình trạng ít vận động. Ngày nay, bất thường hệ vi sinh vật đường ruột đang được xem như là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng. Phát hiện này mở ra cánh cửa dẫn đến các phương pháp chẩn đoán và điêu trị mới cho bệnh lý tim mạch.

Hiện tượng viêm

Hiện tượng viêm là kết quả của các chuỗi phản ứng miễn dịch phúc tạp trong cơ thể có thể bị khởi phát bởi các bệnh lý của bệnh nhân.

“Hiện tượng viêm mạn tính là nguyên nhân gốc rễ của bệnh lý tim mạch,” theo PGS. BS. Phillip Tran. “Một yếu tố quan trọng trong việc điều hòa hiện tượng viêm là duy trì số lượng vi khuẩn đang bảo vệ bề mặt đường ruột một cách thích hợp.”

Khi vi khuẩn được duy trì với số lượng và độ da dạng thích hợp, bề mặt đường ruột, cơ quan sẽ ngăn chặn sự thâm nhập của các yếu tố tiền viêm, các tác nhân sinh bệnh, được bảo toàn. Tuy nhiên, khi số lượng vi khuẩn tăng sinh hoặc giảm thiểu quá mức, do thay đổi thói quen ăn uống, stress, thuốc, hoặc các nguyên nhân khác, bề mặt ruột sẽ bị tổn thương và viêm, từ đó để cho các chất sinh bệnh xâm nhập vào máu. Tình trạng bệnh lý này, thường được gọi là hội chứng ruột rò rỉ, có thể gây tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Cholesterol, huyết áp và TMAO

Một vài nghiên cứu y khoa được thực hiện trong nhiều năm gần đây cho thấy mối quan hệ phức tạp giữa vi khuẩn đường ruột, chế độ ăn, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, và một hóa chất gọi là trimethylamine N-oxide, hay TMAO.

“TMA, hay trimethylamine, được sản xuất bởi một số vi khuẩn đường ruột khi con người sử dụng thịt đỏ thường xuyên,” theo PGS. BS. Phillip Tran. “TMA được chuyển hóa thành TMAO tại gan, và các nghiên cứu cho thấy rằng TMAO có thể thúc đẩy hiện tượng viêm tại các mảng xơ vữa, giảm đào thải cholesterol trong cơ thể, và tăng sản xuất cholesterol một cách gián tiếp. Các tế bào bọt (các tế bào chứa đầy cholesterol trong các mảng xơ vữa), cũng có thể tăng về số lượng và kích thước dưới ảnh hưởng của TMAO.”

Nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Châu Âu đã chứng minh rằng nồng độ TMAO trong máu thường đi kèm với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nồng độ TMAO cao cũng có thể được tìm thấy ở bệnh nhân mắc suy tim. Hãy lưu ý rằng những mối quan hệ này vẫn chưa đủ để chứng minh rằng TMAO gây ra bệnh lý tim mạch, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thục hiện các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.

Prebiotic và Probiotic

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn và các chế phẩm chứa prebiotic và probiotic có thể giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và hiện tượng viêm.

Prebiotic là các sợi thực vật được dùng để cung cấp thức ăn cho vi khuẩn sống trong ruột. Các sợi này có thể là một trong các nguyên nhân giải thích vì sao người ăn chay, ăn nhiều thực vật chứa nhiều chất xơ sẽ có mức cholesterol máu tốt, giảm hiện tượng viêm, và giảm nguy cơ BLTM.

Probiotic bao gồm các vi khuẩn và vi nấm có lợi, nhiều trong số chúng được sản xuất bằng cách lên men thức ăn. Probiotics có thể được dùng làm thực phẩm đi kèm hoặc ăn trực tiếp như một phần tự nhiên của thức ăn lên men. Vài thức ăn lên men phổ biến có nhiều probiotic như sữa chua (từ sữa hoặc thực vật), món dưa cải muối (Đức), kimchi (Hàn quốc), nấm sữa lên men (kefir), và nấm thủy sâm (một loại trà lên men).

PGS. BS. Phillip Tran tin rằng chúng ta cần nhiều thêm các nghiên cứu để làm rõ và chức minh lợi ích của các thực phẩm bổ sung chứa probiotic nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị BLTM.

“Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu gợi ý rằng probiotic có thể giảm lipid máu,” ông ấy nói, “tuy nhiên vài nghiên cứu trên người đã cho thấy lợi ích của probiotic đến lipid máu lại cho các kết quả trái ngược nhau.”

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng khái niệm khoa học này còn mới và sẽ cần nhiều thời gian để chứng minh loại cũng như công thức probiotic thích hợp cho điều trị một vài bệnh lý cụ thể, và dạng thực phẩm bổ sung chứa probiotic nào nên được sử dụng nhằm có lợi ích tối đa.

Các bước để cải thiện sức khỏe ruột và tim

PGS. BS. Phillip Tran gợi ý các bước sau nên được thực hiện đây nhằm cải thiện sức khỏe ruột và có thể giảm nguy cơ BLTM:

Giữ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, đồ ăn có nguồn gốc thực vật, và sử dụng thường xuyên các thức ăn lên men tốt cho sức khỏe. Thận trọng trong việc sử dụng thuốc kháng sinh vì nó giết tất cả vi khuẩn và có thể khiến các vi khuẩn có hại cho đường ruột sinh sôi (bằng cách giết chết các vi khuẩn có lợi). Thực phẩm bổ sung chứa prebiotic và probiotic nên được sử dụng bất cứ khi nào bạn dùng thuốc kháng sinh. Nếu bạn có bệnh lý tim mạch, hãy nói chuyện với bác sĩ tim mạch của bạn về các lợi ích có thể của prebiotic và probiotic. Tuy còn chưa được chứng minh rõ ràng về mặt khoa học, nhưng việc xây dựng một hệ thống vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể giảm hiện tượng viêm và cải thiện bệnh lý tim mạch.

anh11 5

Dịch giả:

Dịch giả: BS. Truyện Thiện Tấn Trí Tài*

SV. Nguyễn Minh Thuận*

SV. Phạm Ngọc Vân Anh*

SV. Nguyễn Thị Hương Dung*

SV. Huỳnh Phan Ngọc An*

* Khoa Y, Đại Học Nam Cần Thơ

Bài viết được đăng trên Báo Sức Khoẻ Yavapai: Exploring the Gut/Heart Connection with Cardiologist Phillip Tran, DO | Yavapai Health & Wellness (yavapaihealthandwellness.com)

Thông tin về PGS.TS.BS Phillip Trần:

 

Zalo

PGS.TS.BS Phillip Trần – Hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Cố vấn cấp cao tại Đại học Nam ần Thơ và Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ; PGS Tim mạch và Nội Khoa Đại học A.T Still University; Bác sĩ tim mạch xâm lấn – Bệnh viện Dignity Healthy, Yavapai Regional Medical Center (Hoa Kỳ), Thành viên tư vấn chương trình Đối tác Cảig cách giáo dục bậc Đại học của chính phủ Việt Nam (PHER) tại Hoa Kỳ.

907.365.115
Đặt lịch khám
zalo