Các bệnh lý dạ dày có nguy cơ ‘châm ngòi’ cho ung thư

Theo chuyên gia, các bệnh lý dạ dày thông thường như: vi khuẩn HP, viêm loét, polyp… có thể là tiền đề dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Ung thư dạ dày bắt nguồn những bệnh lý thông thường

Các bệnh lý dạ dày có nguy cơ ‘châm ngòi’ cho ung thư

(Hình minh họa)

 

Ung thư dạ dày đang gia tăng với tốc độ đáng báo động và là “hung thần” đe dọa tính mạng người bệnh. Theo thống kê của Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu) năm 2018, Việt Nam có gần 17.600 ca mắc ung thư dạ dày mới và con số tử vong vì bệnh lên tới hơn 15.000 người.

Nguy hiểm hơn nữa khi ung thư dạ dày bắt nguồn từ những bệnh lý thường gặp mà nhiều người vẫn chủ quan, coi nhẹ. Theo nghiên cứu, ung thư dạ dày thường phát hiện ở những người bị nhiễm vi khuẩn HP, polyp, bệnh thiếu máu ác tính, viêm dạ dày thể teo (bệnh Menetrier ), loét ung thư hoá… Cụ thể, 6 – 12% bệnh nhân viêm dạ dày thể teo và thể mạn tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra, nhiều ca ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, thủng ruột – biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chuyên gia cho rằng, bệnh dạ dày là “quả bom nổ chậm” đợi chờ người bệnh sơ hở có thể tiến triển thành ung thư. Muốn “tháo ngòi nổ” mỗi người dân phải nâng cao cảnh giác, phát hiện bệnh sớm và quyết liệt trong điều trị.

Phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời

Nguyên tắc tiên quyết để chặn nguy cơ ung thư từ bệnh dạ dày là phát hiện các bệnh lý sớm để điều trị đúng cách đúng thời điểm. Những bệnh lý như: viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp, viêm dạ dày mạn tính, polyp,… có thể điều trị tận gốc dễ dàng ở giai đoạn nhẹ. Nhưng do bệnh tiến triển âm thầm, chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi đã trở nặng nên phần lớn người bệnh nhập viện muộn.

Lúc này, việc điều trị gian nan, tốn kém. Nếu bệnh đã chuyển thành ung thư thì phải can thiệp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị tùy giai đoạn, tiên lượng sống thấp ở những giai đoạn muộn.

Các bệnh lý dạ dày có nguy cơ ‘châm ngòi’ cho ung thư

Nội soi tiêu hóa giúp phát hiện sớm các bệnh lý dạ dày để bác sĩ lên phác đồ điều trị

 

TS. BSCK II Phạm Thị Bình – chuyên khoa Tiêu hóa BVĐKQT Thu Cúc, nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng BV Bạch Mai chia sẻ: “Nội soi tiêu hóa là phương pháp giúp phát hiện chính xác nhất các bệnh tiêu hóa. Nội soi cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh bên trong niêm mạc dạ dày, phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất. Vì vậy người bệnh cần chủ động đi khám và nội soi định kỳ và nội soi ngay nếu có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như: đau thượng vị, rối loạn tiểu tiện, ợ hơi, ợ chua,… hoặc chủ động nội soi tầm soát dù chưa có triệu chứng”.

Cũng theo TS Phạm Thị Bình, người bệnh đang điều trị các bệnh lý dạ dày như: viêm loét, đau dạ dày, HP dạ dày,… cần tuân thủ theo phác đồ thuốc của bác sĩ. Tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sẽ dẫn đến trường hợp nhờn thuốc, kháng thuốc, bệnh không thuyên giảm và dễ tiến triển thành ung thư. Đối với người bệnh có polyp dạ dày, tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cắt ngay hoặc theo dõi thêm.

Chuyên khoa Tiêu hóa Hệ thống y tế Thu Cúc chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh dạ dày, ngăn chặn biến chứng ung thư. Thu Cúc ứng dụng công nghệ nội soi NBI 5P tối tân phát hiện sớm những dấu hiệu loạn sản dị sản và giúp loại bỏ trong quá trình nội soi.

 

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-benh-ly-da-day-co-nguy-co-cham-ngoi-cho-ung-thu-687565.html

907.365.115
Đặt lịch khám
zalo