Làm mẹ là thiên chức cao quý mà thượng đế ban tặng cho người phụ nữ. Song phụ nữ cũng nên biết rằng khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ cho mẹ và bé. Đặc biệt bệnh lý Đái tháo đường (ĐTĐ) đối với phụ nữ mang thai là vấn đề quan trọng cần được quan tâm và theo dõi trong suốt quá trình mang thai.
Tần suất bệnh lý đái tháo đường trong thai kỳ có xu hướng gia tăng tại Mỹ và Việt Nam. Sự gia tăng tần suất bệnh này không chỉ ở đái tháo đường type 1 và type 2 trong độ tuổi sinh sản, mà còn gia tăng đáng kể tần suất đái tháo đường thai kỳ (Gestational diabestes mellitus-GDM).
Tại Việt Nam, tỉ lệ GDM tăng từ 3,9% 2004 đến 20,3% năm 2012 và 20,9% năm 2017.
Đái tháo đường gia tăng đáng kể nguy cơ cho mẹ và thai tùy thuộc vào mức độ tăng đường huyết và các biến chứng mạn tính của nó. Nhìn chung, các nguy cơ trong thai kỳ ở mẹ đái tháo đường gồm có: nguy cơ dọa sinh non, thai dị tật, tiền sản giật, thai lưu, thai to, hạ đường huyết sau sinh, hội chứng suy hô hấp cấp trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đái tháo đường trong thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh lý tăng huyết áp, và đái tháo đường type 2 sau này.
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa mạn tính, có đặc trưng là tăng glucose huyết. Glucose huyết tăng do thiếu hụt bài tiết insulin, hoặc do insulin có tác dụng kém hoặc do phối hợp cả hai yếu tố trên. Tăng glucose huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những thương tổn, những rối loạn, suy yếu chức năng nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh và mạch máu.
Ăn uống quá độ làm tăng đường huyết, kích thích tế bào của đảo tụy tạng tăng sinh và tăng tiết insulin, gây mập phì do tế bào của cơ thể đón nhận nhiều insulin và sử dụng nhiều glucose để tạo năng lượng và dự trử glycogène và chất béo. Đến một lúc nào đó các tế bào của đảo tụy tạng mất đáp ứng với những kích thích gây nên do tăng đường huyết, tế bào đích mất khả năng sử dụng glucose do mất đáp ứng với insulin. Và hậu quả là bệnh đái tháo đường xuất hiện.
Bác sĩ gấp rút chuẩn bị trước khi mổ lấy thai (Ảnh DNC Studio)
Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ tiếp nhận ca sinh khó của sản phụ D.P.Q, 36 tuổi. Thực hiện mổ lấy thai vì vết mổ lấy thai cũ 3 lần/Đái tháo đường vào ngày 15/9/2022.
Đây là thai kỳ nguy cơ cao (bệnh nền Đái tháo đường type 1 và đã có 3 lần mổ lấy thai, đây là lần thứ 4) nên trước khi mổ Khoa Sản đã hội chẩn cùng các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ: bao gồm chuyên Khoa Nội tiết tim mạch để chỉnh đường huyết cho sản phụ trước và sau mổ, chuyên Khoa Gây mê hồi sức để chọn phương pháp vô cảm , chuyên Khoa Nhi để sẵn sàng phương tiện hồi sức bé sau mổ.
BS CKII. Nguyễn Thị Huệ – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ thực hiện mổ lấy thai cho sản phụ D.P.Q (Ảnh DNC Studio)
Hiểu rõ được những nỗi lo của sản phụ, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ tăng cường đầu tư cho Khoa Sản với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị và chăm sóc sau sinh.
ThS-BS. Lâm Xuân Thục Quyên – Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ thăm khám bé sau sanh và hướng dẫn người nhà chăm sóc bé
Đáp ứng đầy đủ, thường quy nhiệm vụ khám, theo dõi và điều trị các trường hợp thai nghén thông thường, thai nghén nguy cơ cao, các bệnh lý phụ khoa, tư vấn về lãnh vực hiếm muộn. Khoa Sản là khoa đặc biệt và luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên khoa khác của bệnh viện, góp phần cứu sống nhiều trường hợp thai nghén bệnh lý và các trường hợp tai biến sản khoa nặng nề.
Bé trai chào đời tại Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ (Ảnh DNC Studio)
Sau khi sinh, sản phụ được tư vấn dinh dưỡng sau sinh, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và theo dõi nồng độ đường huyết tại nhà, cách sử dụng insulin, theo dõi dấu hiệu thay đổi đường huyết và thực hiện khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Đặc biệt lúc sinh con có phác đồ điều trị chặt chẽ trong thời gian sinh và theo dõi đường huyết cho con ngay sinh phát hiện kịp thời hạ đường huyết và tiếp tục theo dõi lâu dài.Tuân thủ điều trị là tránh được các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.