Thực hiện: LiễuTrần
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi rất thường gặp, niệu quản là một ống dài, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sỏi niệu quản thường do sỏi di chuyển từ thận rơi xuống, nếu nhỏ có thể dễ dàng thoát ra nhưng to thì gây bít tắc dòng chảy nước tiểu. Khi di chuyển, sỏi niệu quản gây ra những tổn thương đối với niệu quản. Niệu mạc xung quanh viên sỏi bị phù nề tạo điều kiện để sỏi bám vào niệu mạc và không thể di chuyển.
Vừa qua, bệnh nhân Nguyễn Ngọc T., 56 tuổi, tại Thành phố Cần Thơ cho biết thấy thường xuyên đau âm ỉ vùng hông lưng trái nên đến thăm khám tại Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ. Sau khi thăm khám và thực hiện chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sỏi niệu quản trái, thận trái ứ nước độ I do sỏi niệu quản kẹt đoạn nội thành bàng quang, sỏi thận 2 bên.
Ê kíp Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân T. hồi phục tốt, hiện đã được xuất viện và theo dõi tái khám ngoại trú.
Các chuyên gia khuyến cáo: Bệnh Sỏi niệu quản nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng: Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận, do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang, đào thải ra ngoài gây tình trạng ứ nước tại thận, giãn đài. bể thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận. Bệnh sỏi thận gây tiểu ra máu, suy thận làm viêm nhiễm đường huyết có thể tử vong..
Hiện nay, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để điều trị bệnh sỏi thận ít xâm lấn; như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi bằng laser giúp bệnh nhân ít đau, mau hồi phục, bệnh nhân điều trị và có thể xuất viện trong ngày.