Thực hiện : Liễu Trần
U xơ cơ tử cung (Leiomyoma ; UXCTC: u xơ cơ tử cung) là khối u lành tính, có nguồn gốc từ tế bào cơ trơn tử cung, chiếm tỷ lệ 20-25% ở các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kích thước thường dưới 15cm.
– UXCTC có sự phát triển đơn thuần của cơ trơn
– Có thể có tính di truyền
– Tuổi : 18 – 58 tuổi
– Tuổi trung bình 33.4 +/- 8.1 tuổi
UXCTC thường ít có triệu chứng. Tuy nhiên khi khối u lớn thì có thể gây chảy máu tử cung bất thường, đau và vô sinh. Các triệu chứng biểu hiện phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u.
Một số triệu chứng thường gặp trong UXCTC:
– Đau hạ vị/ thống kinh, giao hợp đau, trằn nặng : chiếm 30 – 50% UXCTC
– Vô sinh (tắc vòi trứng, khó làm tổ, rối loạn chuyển hoá estrogen): 30%
– Một số trường hợp UXCTC không có triệu chứng
– Rối loạn kinh nguyệt: cường kinh, đa kinh (vị trí dưới niêm hay trong cơ, theo phân loại FIGO: L0,1,2,3,4)
Trường hợp 1: Bệnh nhân nữ tên Trần Thị T 40 tuổi, quê Bến Tre được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ trong tình trạng da xanh nhợt xuất huyết âm đạo, kèm nhiều bệnh nền. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân bị thiếu máu nặng, đa u xơ tử cung, tiền sử huyết khối tĩnh mạch nội sọ đang dùng thuốc kháng đông.
Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ Y bác sĩ bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ: đã tiến hành hội chẩn liên khoa: Ths Bs Ng Chí Nguyện trưởng khoa hồi sức cấp cứu, Bs.CKII. Trần Chí Dũng- Phó trưởng khoa Tim mạch- Can thiệp tim mạch phối hợp điều trị nội khoa, ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật. BS CKII Nguyễn Thị Huệ- Trưởng Khoa sản- Phụ khoa cùng ê-kíp phẫu thuật và BS CKI Trần thanh Trọng Trưởng Khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã tiến hành phẫu thuật thành công với chẩn đoán u xơ tử cung to, đa nhân xơ tử cung/ thiếu máu nặng phẫu thuật cắt bỏ tử cung giữ lại hai phân phụ. Bệnh nhân được xuất viện và tái khám theo định kỳ.
Trường hợp 2: Bệnh nhân nữ , 68 tuổi được người nhà đưa vào Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ trong tình trạng đau bụng nhiều vùng hạ vị, rối loại tiểu tiện, khám tại khoa tiết niệu: Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân có khối cản quang kích thước lớn 70 x70 mm chèn ép đường tiết niệu gây tiểu khó, chẩn đoán bị u tử cung vôi hóa.
BS.CKII. Nguyễn Thị Huệ (Trưởng Khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ) cùng ê kíp tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ. Ca mổ kéo dài gần một giờ, khối u tử cung bị vôi hóa được lấy ra hoàn toàn.
Bác sĩ Huệ cho biết : U xơ tử cung bị vôi hoá có thể xảy ra một trong 2 lý do sau: (1) Do u xơ phát triển nhanh, nguồn cung cấp máu đến tử cung có hạn, nên chúng bắt đầu bị “thoái hoá” và vôi hoá. (2) do tuổi tác: phổ biến nhất ở phụ nữ tuổi mãn kinh ( đa số bệnh nhân được thông báo rằng khi khối u xơ lớn đến tuổi mãn kinh u xơ tử cung sẽ co lại và các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng ở lứa tuổi này mà có khối u xơ lớn thì sẽ bị vôi hoá chứ không co lại, khối u cứng lại, choán chỗ ở vùng chậu gây tiểu nhiều lần, chướng bụng, đầy hơi, táo bón và thậm chí chèn ép các dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu.
Trường hợp 3: Bệnh nhân 36 tuổi, nhân xơ tử cung to, vào viện sớm đã được phẫu thuật bóc trọn khối nhân xơ, giữ lại tử cung và 2 buồng trứng , duy trì khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ bình thường.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Huệ khuyến cáo: người dân nên khám sức khoẻ định kỳ, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, sự xuất hiện và lớn lên của khối u trên cơ thể thì cần phải đến các cơ sở y tế khám và can thiệp sớm, từ đó giảm nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật, cũng như duy trì khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.