U kết mạc xuất hiện ở cục lệ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 4%-5% trong tổng số các khối u kết mạc. Các khối u này có thể là u lành tính như u nang, nốt ruồi, hoặc tăng sản tuyến bã nhờn, nhưng cũng có thể là u ác tính như ung thư biểu mô tuyến bã nhờn. Việc phân biệt u lành tính và ác tính tại khu vực này rất quan trọng để đảm bảo điều trị đúng đắn.
Một trường hợp đáng chú ý là của bà O, 60 tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Bà đã từng cắt bỏ khối u ở vùng góc mắt một năm trước, nhưng gần đây khối u lại có dấu hiệu to lên. Bà O có tiền sử bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, tuy nhiên các bệnh này đều được kiểm soát tốt.
Bà O đến Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ thăm khám và được chẩn đoán u cục lệ lành tính sau khi thực hiện chụp CT Scanner để đánh giá mức độ xâm lấn. Khối u nằm ở vùng góc mắt trái, không đau, có bề mặt nhẵn, sạch và di động tốt, không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng liếc mắt.
Bác sĩ CKII Đinh Lâm Phương – Phó Trưởng khoa Mắt-TMH-RHM, đã thực hiện phẫu thuật bóc tách trọn vẹn khối u và cắt bỏ khối u kích thước 12x10mm bằng phương pháp tê tại chỗ. Sau một ngày nằm viện để theo dõi, bà O đã được xuất viện và hồi phục tốt.
Bác sĩ CKII Đinh Lâm Phương – Phó Trưởng khoa Mắt-TMH-RHM cho biết: U kết mạc xuất hiện ở cục lệ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 4%-5% trong tổng số các khối u kết mạc (Miura 2018). Trong các báo cáo trước đây, u dạng nốt ruồi và u nhú chiếm phần lớn các tổn thương này. Những khối u này thường là u lành tính như tăng sản tuyến bã nhờn, u nang, u nang bì và nốt ruồi, nhưng cũng có các khối u ác tính như ung thư biểu mô tuyến bã nhờn. Theo tác giả Luthra và cộng sự, nốt ruồi là khối u phổ biến nhất của tuyến lệ, tiếp theo là u nhú và tăng sản tuyến bã nhờn.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các khối u kết mạc là rất quan trọng, đặc biệt khi chúng có thể phát sinh ở vị trí cục lệ.
Sau đây là một số đường link, quý khách hàng có thể tham khảo thêm :
1. Miura-Karasawa M, Toshida H, Ohta T, Murakami A. Papilloma and sebaceous gland hyperplasia of the lacrimal caruncle: a case report. Int Med Case Rep J. 2018 Apr 27;11:91-95. doi: 10.2147/IMCRJ.S162528. PMID: 29731668; PMCID: PMC5927183.
2. https://eyewiki.org/Caruncular_Dermoid_Cyst
3. Font RL, Croxatto JO, Rao NA. Tumors in the conjunctiva and caruncle. In: Silverberg SG, editor. Atlas of Tumor Pathology. Series 4. Tumors in the conjunctiva and caruncle. Washington, DC: AFIP, ARP; 2006. pp. 1–40.
4. Luthra CL, Doxanas MT, Green WR. Caruncle lesions: a histopathological clinical study. Surv Ophthalmol. 1978; 23:183–195. doi: 10.1016/0039-6257(78)90155-8.
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
THÂN THIỆN – TẬN TÂM VÀ NÂNG TẦM SỨC KHỎE
——— ———
———