SỎI CỦA BẠN ĐANG Ở MỨC ĐỘ NÀO?
Sỏi nhỏ: Uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, vận động nhưng chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, uống thuốc dài ngày làm tăng áp lực giải độc cho gan
Sỏi lớn: Trước đây phải mổ mở mới có thể sạch sỏi nhưng thường gây đau đớn, mất nhiều thời gian để phục hồi
KHUYẾN CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG THUỐC ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN, SỎI TIẾT NIỆU
- Thuốc không thể làm tan sỏi.
- Sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, kèm theo việc bảo quản, sao tẩm thuốc có thể chứa nhiều hóa chất độc hại dễ khiến bệnh nặng thêm, đặc biệt là với bệnh nhân cơ địa kém.
- Có trường hợp uống thuốc nam để tiểu ra sỏi nhưng khi thăm khám phát hiện khối sỏi vỡ ra, chạy khắp thận, gây tắc nghẽn. Thậm chí có bệnh nhân đến bị suy thận, chức năng thận hỏng, phải ghép thận.
- Với các trường hợp có chỉ định dùng thuốc, nếu 1 tháng sỏi không nhỏ, các triệu chứng không giảm, cần thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị khác.
ĐÁNH TAN SỎI RA NGOÀI MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật sử dụng sóng xung kích hội tụ để phá vỡ viên sỏi tiết niệu – sỏi thận. Đây là phương pháp tiên tiến đã được Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ áp dụng rất thành công từ những ngày đầu thành lập bệnh viện. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây, vì làm tan sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Sỏi có thể ở bất cứ vị trí nào của đường tiết niệu: thận, niệu quản hay bàng quang. Nhưng sỏi thường hình thành ở thận do thận có cấu trúc nhiều ngóc ngách, rộng hẹp theo từng vị trí đài bể thận.
Khi thận ứ nước do sỏi sẽ có các triệu chứng: Đau quặn cơn dữ dội, vã mồ hô, tiểu máu, tiểu gắt. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng do sự tù đọng của nước tiểu. Tùy theo kích thước, vị trí, tình trạng sỏi thận mà các các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thích hợp nhất để điều trị.
Với kích thước sỏi thận từ 6-20mm, không kèm ứ nước thì TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ là phương pháp ưu việt nhất vì nhẹ nhàng, ít đau, không xâm lấn (không cần mổ). Nhờ vậy, người bệnh hạn chế được tối đa các chỉ định mổ thông thường, đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm chi phí.
Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể:
– Thời gian nằm viện ngắn và ít bị biến chứng.
– Không đau nhiều, thường chỉ thốn nhẹ hoặc không đau.
– Tiểu máu: Thường có trong 1-2 lần tiểu đầu tiên (màu hồng, trong)
– Về nhà uống nhiều nước, có thể kèm theo thuốc tan sỏi, cặn sỏi sẽ tự trôi ra theo nước tiểu.
– Tái khám sau 1 tháng, nếu sỏi còn sẽ tán thêm lần 2, 3. ( Nếu kích thước sỏi lớn )
HỆ THỐNG TÁN SỎI ESWL TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
Tán sỏi ngoài cơ thể điện thủy lực (ESWL) là dùng sóng xung động tác động từ bên ngoài cơ thể tại vùng có sỏi. Sóng xuyên qua bề mặt cơ thể, truyền trong môi trường nước, hội tụ tại viên sỏi, sỏi sẽ bị vỡ nhỏ. Sỏi sẽ được đẩy ra ngoài theo nước tiểu.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp điều trị sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung có độ an toàn cao, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể để thực hiện tán sỏi và điều trị sỏi tiết niệu, hướng tới mục tiêu mang lại cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc y tế an toàn và chất lượng.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm trên máy tán sỏi, bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau.
- Bước 2: Phần lưng bệnh nhân tương ứng với vị trí của sỏi được đặt tiếp xúc với bóng của nguồn phát sóng xung kích.
Bước 3: Dưới định vị của X-quang, bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi, sau đó phát xung để tán sỏi. Thời gian cho mỗi lần tán sỏi khoảng 1 giờ
ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
- Tán sỏi thận ngoài cơ thể có ưu điểm ít gây ảnh hưởng đến thận, chức năng hoạt động của thận còn cao hơn so với các phương pháp khác.
- Giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện từ 1 – 2 ngày là có thể xuất viện.
- Phương pháp này không gây đau đớn như mổ lấy sỏi thận.
- Phương pháp này không cần phẫu thuật nên không phải chăm sóc hay lo lắng bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ hay để lại sẹo mổ xấu.
- Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi thận nói riêng có độ an toàn cao và không xâm lấn.
PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG
Tán sỏi ngược dòng hay còn gọi là tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên. Đây là phương pháp tán sỏi mà bác sĩ dùng một ống nội soi mềm đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang đến niệu quản. Tiếp cận vị trí có sỏi và dùng năng lượng laser để phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh vụn nhỏ. Những mảnh sỏi to sẽ được dụng cụ nội soi đưa ra ngoài theo đường tự nhiên. Những mảnh sỏi vụn nhỏ được tống xuất ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng được áp dụng trong trường hợp:
– Người bệnh có sỏi đài bể thận kích thước dưới 3cm.
– Tán sỏi đơn thuần, một viện hay phối hợp nhiều viên.
– Người bị sỏi niệu quản nhỏ hơn 5mm nhưng điều trị nội khoa không cải thiện.
– Người có sỏi niệu quản nằm ở vị trí hẹp, sỏi nằm trên polyp.
– Người có sỏi niệu quản nằm trên vị trí sa lồi niệu quản.
Trong trường hợp tán sỏi sử dụng ống nội soi bán cứng thì sẽ tán được những viên sỏi ở vị trí ⅓ trên (đối với nữ). Với nam giới chỉ nên áp dụng tán sỏi ở vị trí thấp hơn.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG
Thông thường tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser gồm 4 bước:
– Bước 1: Người bệnh được đưa vào phòng mổ, bác sĩ gây mê tiến hành gây mê tủy sống hoặc gây mê toàn thân.
– Bước 2: Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật ở tư thế sản khoa. Bác sĩ thao tác đặt ống nội soi theo đường tự nhiên tiếp cận vị trí sỏi cần tán.
– Bước 3: Khi tiếp cận đến vị trí sỏi cần tán, năng lượng laser sẽ giúp phá nát viên sỏi. Mảnh sỏi to sẽ được các dụng cụ nội soi gắp ra. Mảnh sỏi nhỏ có thể tự thoát khi người bệnh đi tiểu.
– Bước 4: Sau tán sỏi bác sĩ sẽ tiến hành đặt một sonde JJ từ thận qua niệu quản xuống bàng quang, đặt xông tiểu. Sonde JJ sẽ được rút theo chỉ định của bác sĩ vào lịch tái khám cụ thể.
Biểu hiện bình thường sau khi bệnh nhân thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng
– Trong ngày đầu tiên sau tán sỏi người bệnh cảm thấy đau nhẹ vùng lưng.
– Một vài ngày đầu, nước tiểu sẽ có màu hồng loãng. Sau đó giảm dần và hết.
– Sau khi hết thuốc tê, người bệnh hơi bị tê nhẹ hai chân.
– Do đặt sonde JJ nên sẽ bị kích thích đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này hết khi người bệnh được rút sonde JJ.
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG
So với phương pháp phẫu thuật mổ mở truyền thống, tán sỏi nội soi ngược dòng là công nghệ điều trị sỏi đột phá với nhiều ưu điểm:
– Đây là phương pháp tán sỏi theo đường tự nhiên, không xâm lấn, ít đau, không chảy máu.
– Lấy hết được sỏi ngay trong 1 lần thực hiện tán sỏi.
– Hầu như không ảnh hưởng đến chức năng thận, bảo tồn các tế bào thận tốt. Bệnh nhân phục hồi nhanh, thời gian lưu viện chỉ khoảng 24 đến 48 giờ sau tán sỏi.
– Vì không mổ nên hạn chế tối đa nhiễm trùng. Không có sẹo nên loại bỏ sỏi mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ so với mổ truyền thống.
CHĂM SÓC DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN SAU TÁN SỎI
– Người bệnh ăn cháo, súp 6 giờ sau tán sỏi. Những ngày tiếp theo tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên hoa quả, rau củ tươi.
– Tránh các gia vị cay nóng như ớt, tiêu trong bữa ăn hàng ngày.
– Kiêng rượu, bia và các chất kích thích như cà phê, chè; không hút thuốc lá.
– Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và giúp tống xuất mảnh sỏi vụn dễ dàng hơn.
Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cam kết mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và an tâm tuyệt đối. Để biết thêm chi tiết về gói thăm khám, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ thông qua tổng đài CSKH: 0907.365.115.