Bệnh bạch hầu (diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Có nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người bệnh có thể bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn.
NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH BẠCH HẦU
Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.
Khi mắc bệnh, nếu bệnh nhi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, gây ra bệnh tim mãn tính và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, dẫn đến tê liệt hoàn toàn. Bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến trầm trọng khiến người bệnh tử vong trong vòng 6-10 ngày.
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH HẦU
Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Giữ vệ sinh cá nhân và tiêm vaccine bạch hầu chính là biện phát hiệu quả nhất bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
THÂN THIỆN – TẬN TÂM VÀ NÂNG TẦM SỨC KHỎE
Địa chỉ: Số 168, đường song hành Quốc lộ 1A, khu Dân cư Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
Tổng đài cấp cứu: 02923.686.115 – 02923.779.115
Tổng đài cskh: 0907.365.115
Điện thoại hành chính: 02923.886.168
Website: www.benhviendhnct.com.vn