I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Khoa CC-HSTCCĐ bệnh viện Đại học Nam Cần thơ là khoa lâm sàng với tổng diện tích 602.3m2 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08 tháng 06 năm 2022 với sứ mệnh “Cấp cứu chuyên nghiệp, bắt kịp sự sống”, tập thể y Bác Sĩ và Điều Dưỡng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại Học Nam Cần Thơ đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cứu sống nhiều trường hợp nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Khoa hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ Tết để kịp thời hỗ trợ bệnh nhân.
- Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại Hoc Nam Cần Thơ có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cấp cứu, hồi sức, chấn thương và đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp cấp cứu ở các lĩnh vực như: Nội, Ngoại, Sản,Tim mạch,…
- Khoa CC-HSTCCĐ được phân thành các phòng như sau:
+ Quầy tiếp nhận
+ Phòng sơ cấp – phân loại
+ Phòng cấp cứu
+ Phòng tẩy độc
+ Phòng thủ thuật
+ Phòng Hồi sức tích cực(ICU)
+ Phòng trực
+ Phòng trưởng khoa
+ Phòng Bác sĩ
+ Phòng nhân viên
+ Kho sạch : 2 kho
+ Kho dơ
Giường bệnh: 10 giường ( 05 giường cấp cứu, 05 giường hồi sức )
II. Trang thiết bị và thuốc của Khoa
-
Trang thiết bị và máy móc:
- Khoa Cấp Cứu được trang bị các phương tiện cấp cứu hiện đại sẵn sàng ngay tại chỗ:
+ MONITOR 5 thông số: 3 cái
+ MONIOR 7 thông số: 3 cái
+ Máy thở EV300 (Philip): 1 cái
+ Máy thở cầm tay DRAGER: 2 cái
+ Máy thở lớn DRAGER: 1 cái
+ Máy tạo Oxy 5 L/Phút: 2 cái
+ Máy phun khí dung: 1 cái
+ Máy sốc điện: 1 cái
+ Bơm tiêm điện : 3 cái
+ Máy đếm giọt: 1 cái
+ Đặt biệt được trang bị Trụ khí y tế đa năng đặt biệt hiện đại di nhất tại đồng bằng sông cửu long với 9 trụ
-
Thuốc cấp cứu:
- Khoa cấp cứu xây dựng riêng 2 tủ thuốc chuyên dụng dành riêng cho cấp cứu với với đầy đủ thuốc theo quy định của Bộ Y Tế và 1 xe Code Blude sẵn sàng cấp cứu khẩn cấp các ca bệnh nặng như: can thiệp tim mạch, ngưng tim- ngưng hô hấp tuần hoàn, cấp cứu sản, chấn thương,…
-
Phác đồ, bảng quy định:
- Khoa CC-HSTCCĐ xây dựng quy trình để cấp cứu người bệnh theo từng chuyên khoa, phác đồ xử trí sốc phản vệ.Ngoài ra, các qui định về giờ giấc thăm nuôi và qui trình học tập, thực tập đối với học sinh, sinh viên được xây dựng rõ ràng và được dán tại khoa ở những vị trí mà nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân dễ nhìn thấy.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
- Nhân sự: 03 bác sĩ, 10 điều dưỡng
- Cơ cấu tổ chức
Nhân sự | Bác sĩ | Điều dưỡng |
Cơ hữu | 03 ( Có Chứng chỉ hành nghề )
– 01 BS Phó khoa – 02 BS điều trị |
10 ( Có chứng chỉ hành nghề )
– 01 điều dưỡng trưởng – 09 điều dưỡng viên |
Hợp tác | 02 BS trực ngày chủ nhật |
VI. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHOA CẤP CỨU-HSTCCĐ
-Tổ chức tiếp nhận, xử trí cấp cứu 24/24. Tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng bệnh, thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên, phối hợp với các chuyên khoa trong cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch, ổn định và duy trì chức năng sống, chuyển người bệnh vào chuyên khoa phù hợp hoặc chuyển đi can thiệp, phẫu thuật; hoặc chuyển tuyến; hoặc cho đơn về.
-Là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
-Tham gia cấp cứu nội viện, cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu.
-Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
-Phối hợp và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
-Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
-Thực hiện công tác huấn luyện – nghiên cứu khoa học
-Tham gia hợp tác quốc tế về cấp cứu.
V. THÀNH TỰU NỔI BẬT
– Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ được trang bị cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, khoa đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn hô hấp, chấn thương, đa chấn thương và không xảy a biến chứng.
– Xử lý nhanh các tình huống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp để tiến hành đặt stent cứu sống người bệnh trong giờ vàng.
– Xử lý nhanh các tình huống bệnh nhân nhồi máu não để tiến hành đặt stent cứu sống người bệnh trong giờ vàng.
– Hỗ trợ các khoa lâm sàng Code blue thành công các trường hợp bệnh diễn tiến.
và hồi sức chuyên sâu với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và máy móc thiết bị tối ưu cho công tác điều trị bệnh nhân.