Hội thảo quốc tế “Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tầm nhìn 2030”
Sáng ngày 27 tháng 10 năm 2017, tại Hội trường lớn Trường Đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo quốc tế“Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL tầm nhìn 2030”. Đây là chương trình được Trường Đại học Nam Cần Thơ phối hợp cùng Trường Đại học Cửu Long và Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Malaysia tổ chức.
Hình 1: Hội thảo quốc tế “Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình phát triển
kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tầm nhìn 2030”
Hội thảo có sự tham gia của: AHLĐ.NGND.GS.TS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, PGS.TS. Lương Minh Cừ – Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long; PGS.TS. Premkumar Rajagopal – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Malaysia là chủ tọa điều phối chương trình. Đồng thời, hội thảo còn được sự quan tâm, tham gia đông đảo của lãnh đạo các địa phương, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và đào tạo của các trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, các Doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí, giảng viên, sinh viên tham dự.
Nội dung của hội thảo xoay quanh chủ đề về: Nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho các lĩnh vực Kinh tế – Xã hội, Hành chính, Du lịch, Ngân hàng, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Đào tạo nghề,…. Hội thảo gồm có 2 phần: phần tổng thể và phần thảo luận của các đại biểu.
Hình 2: AHLĐ.NGND.GS.TS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng
Trường Đại học Nam Cần Thơ phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, AHLĐ.NGND.GS.TS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nhấn mạnh: Hội thảo nhằm đánh giá hiện trạng, nhận diện những nhu cầu, qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị cho việc phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cũng tại hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng nhau đặt câu hỏi: “Làm thế nào để đưa giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long phát triển và thoát khỏi “danh tiếng” là một “vùng trũng” của giáo dục cả nước?” và cùng nhau trao đổi thẳng thắng các vấn đề về: chính sách đầu tư giáo dục của nhà nước; vai trò, tiềm năng, cơ hội phát triển, cũng như những hạn chế về nguồn nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; những thách thức phát triển kinh tế – xã hội trước sự bùng nổ của nền công nghiệp 4.0. Đồng thời, các đại biểu cũng đưa ra một số giải pháp và một số kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn đến năm 2030.
Sau phiên tổng thể, hội thảo được chia làm 2 phiên thảo luận theo các chủ đề song song gồm: Phiên số 1, chủ đề Kinh tế – Xã hội, Hành chính, Du lịch; phiên số 2, chủ đề Ngân hàng, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Đào tạo nghề.
Hình 3: Các đại biểu thảo luận về Kinh tế – Xã hội, Hành chính, Du lịch ở phiên số 1
Hình 4: Các đại biểu thảo luận về Ngân hàng, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Đào tạo nghề ở phiên số 2
Những kết quả đạt được của Hội thảo khoa học quốc tế tại Trường Đại học Nam Cần Thơ, một lần nữa khẳng định sự mong muốn và đóng góp tích cực của Trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung và cả sự hội nhập quốc tế.
Một số hình ảnh của hội thảo:
Hình 5: Phát biểu của PGS.TS. Lương Minh Cừ – Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long
Hình 6: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm