1. Khoảng cách giữa các bữa ăn là 4-6 giờ
Giờ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến đường tiêu hóa. Khoảng cách giữa hai bữa ăn quá dài hoặc quá ngắn sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu khoảng thời gian quá ngắn, gánh nặng tiêu hóa sẽ tăng lên; nếu khoảng thời gian quá dài, bạn sẽ cảm thấy bị đói mệt. Trong dạ dày không có thức ăn, axit dịch vị sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày.
Để đảm bảo ruột và dạ dày hoạt động tốt, thời gian giữa các bữa ăn tốt nhất là 4-6 giờ.
2. Không đi ngủ ngay sau bữa ăn
Nằm sau khi ăn có thể khiến khí huyết ngưng tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, tới tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa của cơ thể không còn tốt như trước. Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn, thức ăn có thể bị trào ngược, dịch vị gây kích thích thực quản, hại cho đường tiêu hóa.
3. Thẳng lưng khi ngồi ăn
Khi ăn là lúc mọi người thư thái nên hay bị gù lưng. Tư thế ngồi này có thể khiến ruột và thực quản của chúng ta bị nén lại, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Đặc biệt, bạn ngồi như vậy ở bàn thấp sẽ gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, chuyển hóa, hấp thụ thức ăn.
Vì vậy, bạn nên chú ý đến tư thế ngồi khi ăn và càng thẳng lưng càng tốt.
4. Không hút thuốc sau bữa ăn
Nhiều người, đặc biệt là nam giới hay châm thuốc sau bữa ăn. Điều này dần trở thành một thói quen dù ai cũng biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhất là sau khi ăn xong.
Trên đây là bốn quy tắc “vàng” khi ăn giúp bạn có một sức khỏe tốt và tăng cường tuổi thọ cho bạn và cả gia đình.
Nguồn: https://bau.vn/bon-quy-tac-vang-khi-an-giup-ban-song-tho